Cây lá hen vị thuốc nam trong điều trị bệnh về đường hô hấp
➤ Cây lá hen từ lâu đã được biết đến và sử dụng rộng rãi trong dân gian. Dược liệu này được xem là khắc tin của bệnh hen suyễn, vì điều này nên cây mới có tên là cây lá hen. Nhưng không phải ai cũng biết về dược liệu này và còn khá nhiều người chưa nắm rõ thông tin và cách dùng như thế nào cho hiệu quả. Để giúp bạn hiểu hơn về dược liệu này thì mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin của cây lá hen qua bài viết dưới đây nhé.
1. Đặc điểm về cây lá hen
● Cây lá hen còn được gọi là Cây bồng bồng, Nam tỳ bà, Bàng biển,… Ở nước ta, cây mọc hoang ở khắp nơi và cây cũng được trồng ở một số nơi để làm hàng rào hay thu hái để làm dược liệu. Cây phân bố nhiều nhất là ở các tỉnh ven biển và hải đảo.
● Cây lá hen thuộc dạng cây nhỏ có sức sống mạnh mẽ, có chiều cao tới 5 – 7m, phân thành nhiều cành, có lông trắng bao phủ.
● Lá hen thường mọc đối nhau và không có lá kèm. Cả 2 mặt trên và dưới của lá đều được phủ lớp lông trắng, nhưng mặt dưới của lá thì có nhiều lông hơn.
● Hoa lớn mọc thành chùm, có màu tím nhạt đều nhau có hình ống dài và có 5 cánh rõ rệt.
● Quả của cây hen mọng có dạng hình cầu, bên trong quả có chứa nhiều hạt.
● Lá hen thường được sử dụng làm thuốc là chủ yếu. Vì là cây mọc hoang nên cho nguồn cung rất lớn, đến nay loại cây này cũng đã được trồng nhiều với mục đích sử dụng làm dược liệu trong Đông Y.
● Lá hen được thu hái quanh năm. Do bề mặt lá có nhiều lông nên sau khi hái về cần phải làm sạch lớp lông phủ trên 2 mặt lá bằng cách dùng khăn ướt lau sạch hoặch rửa sạch, thái nhỏ. Cây có thể dùng ở dạng tươi hay đem phơi sấy khô đều được.

2. Công dụng của cây lá hen mang lại cho sức khỏe
✦ Cây lá hen được dùng trong điều trị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, hen phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phế quả.
✦ Giúp ức chế các triệu chứng sưng viêm, làm giảm triệu chứng khó thở.
✦ Dược liệu có khả năng chống oxy hóa, làm long đờm, trị ho, cảm sốt.
✦ Ngoài ra, lá hen còn hỗ trợ điều trị kiết lỵ, chống oxy hóa. Nhựa cây còn giúp tiêu viêm giảm đau khi bị đau nhức răng và trị chấy.
3. Cách sử dụng cây lá hen trong điều trị bệnh như sau
✦ Hen suyễn: Mỗi ngày dùng 10 lá hen, rửa sạch, thái nhỏ, sao qua rồi sắc lấy nước uống. Sắc khoảng chừng một chén chia ra uống 3 – 4 lần.
– Bài 2: Dùng 20g lá hen, 16g cam thảo đất (cam thảo nam), 30g rau khúc, rửa sạch dược liệu rồi cho vào ấm sắc cùng với 600ml nước, đến khi lượng nước trong ấm cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chia nước sắc làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì uống liên tục mỗi ngày 1 thang đến khi triệu chứng của bệnh khỏi hẳn thì ngưng.
✦ Trị ho: Lấy 10g lá hen; cam thảo đất (cam thảo nam), vỏ rễ cây dâu (vỏ rễ dâu) mỗi loại 15g. Các vị đem rửa sạch rồi cho vào ấm, sắc cùng với 1 lít nước. Đun nấu trên lửa nhỏ, đến khi lượng nước trong ấm còn 300ml là được. Chia đều thuốc đã sắc ra thành 3 phần uống trong ngày, uống thuốc khi còn ấm.
✦ Ho hen: Lá hen 12g, lá dâu 20g, cỏ sữa lá to 10g. Tất cả các dược liệu đem rửa sạch sắc nước uống, ngày sắc một thang, chia ra 2 – 3 lần để uống.
✦ Trị đau răng: Ngắt lá hen để lấy nhựa tiết ra từ lá, đặt chất nhựa vào chỗ răng bị đau. Chất nhựa này sẽ giúp làm giảm đau nhức.
✦ Viêm đường hô hấp: 12g lá hen, 20g cây cứt lợn (cây cỏ hôi), 16g cam thảo đất. Các dược liệu đem rửa sạch cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước trong 20 phút. Chia đều thuốc đã sắc ra thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày sắc khoảng 1 thang để uống.
✦ Trị hen: Hái vài lá hen đem về rồi dùng khăn ướt lau cho sạch lớp lông trên bề mặt lá, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày lấy khoảng 10 lá sắc cùng với 1 bát rưỡi nước, sắc cô lại còn 1 bát. Bạn có thể cho thêm đường vào thuốc cho dễ uống, chia làm 3 – 4 lần uống hết trong một ngày.
*** Lưu ý: Nước sắc từ lá hen hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây ra nôn. Nên uống thuốc vào thời điểm xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm. Uống thuốc này vào có thể thấy mỏi chân, tay, mình mẩy và đi tiêu lỏng (nhưng rất hiếm).
– Sau 2 – 3 ngày, cũng có khi sau 7 – 8 ngày. Có trường hợp thì có kết quả sau 10 phút uống thuốc. Tránh nhầm cây bồng bồng này với một loại cây bồng bồng thuộc họ Hành tỏi. Dân gian dùng nấu với tôm làm canh ăn.
✦ Diệt chấy, trứng chấy: Mủ (nhựa) của cây lá hen 50g, dầu dừa 100ml, cho cả 2 vị vào nồi nhỏ đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho tan dược liệu. Sau khi tan hết lấy ra để còn ấm bôi lên tóc, rồi dùng lược chải đều cho thấm ướt cả da đầu, dùng khăn dày trùm đầu trong vòng 1 tiếng.
– Sau đó thì gỡ khăn, gội đầu bằng dầu gội cho sạch, dùng lược dày chải đầu cho trứng và chấy đã chết rớt xuống. Khi bôi thuốc lên đầu cần cẩn thận tránh thuốc vào mắt.
=>> Lưu ý:
– Phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú không nên sử dụng cây lá hen uống.
– Do dược liệu lá hen có vị đắng, tanh nên hơi khó uống. Bạn có thể chia nước sắc lá hen ra thành nhiều lần uống trong ngày.

4. Mua cây lá hen ở đâu uy tín nhất? – Địa chỉ bán cây lá hen uy tín chất lượng
❥ Thảo Dược Thanh Bình một địa chỉ chuyên cung cấp các dược liệu cây thuốc nam tại TPHCM uy tín chất lượng, giá cả phải chăng.
❥ Ngoài việc bạn có thể mua CÂY LÁ HEN ra thì tại Thảo Dược Thanh Bình bạn còn có thể mua dược liệu khác tương tự như: Tinh dầu sả, Quả kha tử, Ngũ vị tử, Chanh đào ngâm mật ong, Viễn chí, Ý dĩ, Hoa đu đủ đực,…
– Giá bán tốt nhất chỉ 250k/kg.
– Xem thêm cây thuốc nam khác:
=>> Tham khảo thêm về: thanh binh auto
Công ty TNHH Trà Thảo Dược Thanh Bình
Hotline: 0931 665 345 – 0963 665 345 – 0945 695 345 ( Mr Bình )
Địa chỉ: 119/24 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh
Quý khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến tại website: muabanbinhngamruou.com, tại đây bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về những thảo dược khá
● Công ty chuyên cung cấp các loại: Bình Thủy Tinh, Hũ Ngâm Sâm, Bình Sâm hàn quốc, Bình Sâm việt nam, Các loại trà thảo mộc…
● Đối với các tỉnh chúng tôi giao hàng tận nơi thông qua bưu điện, dịch vụ EMS của bưu điện – Quý khách nhận hàng – Kiểm tra hàng – Thanh toán – Cảm ơn quý khách hàng đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua.