Cách dùng cây núc nác điều trị lở ngứa, kiết lỵ, theo Đông Y
➤ Cây núc nác còn được gọi là hoàng bá nam, dược liệu này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, trị mẩn ngứa, chống dị ứng,…rất hiệu quả. Để hiểu hơn công dụng và cách dùng của vị thuốc núc nác thì mời bạn đọc bài viết dưới đây.
1. Một số đặc điểm về cây núc nác
● Cây núc nác còn được gọi là Nam hoàng bá, Hoàng bá nam, Mộc hồ điệp, Thiên trương chi, So đo thuyền,…
● Núc nác thuộc dạng cây nhỡ, cao từ 5 – 13m, thân nhẵn, trên thân cây có những vết sẹo to do lá rụng để lại, ít phân cành, vỏ cây có màu xám tro, mặt trong của vỏ có màu vàng.
● Lá núc nác thường mọc đối, xẻ 2 – 3 lần lông chim, có hình bầu dục, mặt dưới nhẵn.
● Hoa núc nác thường mọc thành chùm ở ngọn thân, có màu nâu đỏ sẫm, nở về đêm, nở quanh năm theo từng đợt.
● Quả nang dài, thõng, có dạng dẹt và cong, trong quả núc nác có chứa nhiều hạt hình bầu dục, có cánh mỏng bao quanh trông giống cánh bướm màu trắng nhạt. Khi chín quả sẽ nứt ra làm 2 mảnh.
● Núc nác thường ra hoa vào tháng 5 – 7; mùa ra quả vào tháng 8 – 10.
2. Phân bố và cách thu hái chế biến về cây núc nác
✦ Ở nước ta, núc nác thường mọc hoang ở rừng, đồi núi, những vùng thấp ẩm ướt. Cũng có nhiều địa phương gây trồng loại cây này bằng hạt hoặc có thể trồng bằng cành vào mùa xuân.
✦ Người ta thường thu hái những quả nang chín màu nâu vào mùa thu và đông, phơi khô ngoài nắng cho vỏ nứt ra rồi tách lấy hạt và phơi tiếp cho đến khi khô.
✦ Vỏ núc nác thì được thu hái quanh năm. Khi cần thiết sẽ đẽo vỏ trên thân cây, phơi hoặc sấy khô.

3. Công dụng cây núc nác mang lại
✤ Lá hoa và quả núc nác khi còn non đều ăn được sau khi đun nấu. Người ta thường vùi quả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ rồi lấy phần trong của quả xào ăn. Hạt và vỏ thân núc nác thì được dùng làm thuốc.
✤ Hạt núc nác có tác dụng thanh phế nhiệt, chống ho, giảm đau, lợi hầu họng. Vỏ thân thì có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các hoạt chất flavonoid trong vỏ cây và hạt có công dụng tốt đối với bệnh mày đay và mẩn ngứa và có tính kháng trùng.
✤ Hạt núc nác thường dùng điều trị: Viêm họng cấp và mạn tính, viêm phế quản cấp và ho gà, khan cổ, đau vùng thượng vị, đau sườn.
✤ Vỏ thân thì dùng điều trị: Viêm gan vàng da, viêm bàng quang, viêm họng, khô họng, ho khan tiếng, trẻ em ban trái, sởi. Ngoài ra, vỏ núc nác còn dùng chữa dị ứng sơn, bệnh vẩy nến, hen phế quản trẻ em.
✤ Ở Ấn Độ, người ta còn dùng vỏ rễ để điều trị chứng tiêu chảy, lỵ. Vỏ thân thì được dùng làm thuốc bổ đắng và trị chứng tê thấp cấp tính. Quả non giúp lợi tiêu hoá, lợi trung tiện. Hạt dùng để xổ và làm thuốc điều trị rắn cắn.
4. Cách sử dụng cây núc nác trong điều trị bệnh như sau
➥ Viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu: Vỏ núc nác, mã đề, rễ cỏ tranh (bạch mao căn), mỗi vị một nắm, sắc nước uống.
➥ Lở do dị ứng sơn: Núc nác nấu thành cao, dùng uống và bôi vào chỗ chỗ bị lở.
➥ Đau tức hạ sườn phải, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết), da vàng: Vỏ núc nác, sài hồ, cam thảo đất (cam thảo nam), cỏ mực mỗi vị 16g; bạch thược, nhân trần, hạt dành dành (chi tử), đan bì, xa tiền mỗi vị 12g; rau má 20g. Sắc nấu lấy nước uống, ngày sắc 1 thang chia làm 2 lần để uống.
➥ Đau dạ dày: Vỏ núc nác, bồ hoàng, mai mực (ô tặc cốt), ngũ linh chi, đem đun sắc nước uống.
➥ Viêm da, dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt: Vỏ núc nác (sao qua), kim ngân hoa, sài hồ, kinh giới, đinh lăng, sài đất, lá cơm rượu mỗi vị 16g; phòng phong, chi tử, bạch chỉ, uất kim, xuyên khung, cam thảo mỗi vị 10g. Đun sắc uống ngày dùng 1 thang, chia 2 lần uống.
– Hoặc: Vỏ cây núc nác, kim ngân hoa mỗi vị 16g; ké đầu ngựa, lá đơn đỏ mỗi vị 14g; tô mộc, trần bì (vỏ quýt) mỗi vị 10g; cúc hoa 12g. Đem đun sắc nước uống ngày dùng 1 thang chia làm 2 lần.
➥ Thuốc rửa hoặc dùng bôi tại chỗ: Vỏ cây núc nác 50g; lá đinh lăng, lá kinh giới mỗi vị 30g. Sắc để lấy nước rửa hoặc bôi ngoài da ngày dùng 2 lần thuốc.
➥ Viêm gan, vàng da, suy gan: Vỏ cây núc nác, cây nhân trần, bồ bồ, nghệ vàng mỗi vị 3g; dành dành, sài hồ nam, cỏ nhọ nồi, hậu phác nam mỗi vị 2g; rau má 4g. Vỏ núc nác, sài hồ, cỏ nhọ nồi, nhân trần, rau má đem nấu thành cao lỏng. Các dược liệu còn lại phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Trộn cao với bột làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày lấy 10 viên uống hai lần.
➥ Bệnh sởi cho trẻ em: Vỏ núc nác, liên kiều, kinh giới mỗi vị 6g; kim ngân hoa, mã đề, hoa hồng bạch, sài hồ, đương quy mỗi vị 4g; sài đất, lá diếp cá mỗi vị 5g; huyền sâm 8g; cam thảo 2g. Sắc nấu lấy nước uống ngày 1 thang chia làm 3 – 4 lần uống.
➥ Điều trị lị: Vỏ núc nác, lá nhót, cỏ sữa, cỏ mực (sao đen) mỗi vị 20g; bạch truật, hoàng liên, chích cam thảo mỗi vị 12g; khổ sâm, hoài sơn (củ mài), hạt sen mỗi vị 16g. Đem các vị thuốc sắc uống ngày 1 thang chia ra 2 lần uống.
– Hoặc vỏ cây núc nác 16g, rau sam 20g, búp ổi 12g, đinh lăng 20g, khổ sâm 16g, hoa hòe (sao đen) 16g, cỏ Sữa 20g, bạch truật 12g, hoàng đằng 12g, ngũ gia bì 16g, cỏ ngũ sắc 16g, chích cam thảo 12g. Các vị thuốc đem sắc uống ngày dùng 1 thang sắc nấu, chia thành 2 lần uống.
➥ Ho lâu ngày: Hạt núc nác lấy khoảng 5-10g, sắc nước hoặc tán thành bột để uống.
➥ Trị tổ đỉa, giang mai bị lở loét: Vỏ núc nác 30g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 30g. Sắc thuốc uống ngày 1 thang. Uống trong 3 – 4 tuần, nghỉ 1 tuần; rồi uống liệu trình mới.
– Hoặc vỏ núc nác, rễ khổ sâm mỗi vị 30g; ké đầu ngựa, thổ phục linh, hạ khô thảo mỗi vị 50g; sinh địa 20g; chi tử (dành dành) 15g. Tất cả các vị tán bột mịn, làm hoàn, ngày uống khoảng 20-25g, chia 3 lần uống trước các bữa ăn 1 giờ.
➥ Chứng thấp nhiệt (viêm đường tiết niệu, tiểu buốt và tiểu ra máu): Vỏ núc nác, mã đề (toàn cây), rễ cỏ tranh (nếu tiểu ra máu thì sao đen dược liệu). Sắc uống ngày dùng 1 thang. Uống liền trong 5-7 thang để bệnh được cải thiện.
➥ Kiết lỵ, đau dạ dày ợ chua, ợ hơi: Hạt núc nác (sao vàng) tán thành bột mịn, ngày uống khoảng 10-16g, chia thuốc làm 2 lần, uống trước bữa ăn 1 giờ.
➥ Viêm phế quản, ho lâu ngày: 10g hạt núc nác, 30g đường phèn. Sắc 2 vị uống, chia ra 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn 1 tiếng. Nếu ho, mất tiếng, họng đau thì dùng hạt núc nác, khoản đông hoa, tang bạch bì liều lượng mỗi vị 12g. Đun sắc uống ngày 1 thang, chia ra 3 lần uống trước bữa ăn khoảng 1 tiếng.
➥ Chốc đầu, lở ngứa, mẩn ngứa ở trẻ em: Vỏ núc nác 100g, hạt xà sàng tử 50g, sắc nước dùng để rửa chỗ ngứa lở ngày/lần. Làm liền trong 3-4 ngày. Để tăng hiệu quả của việc trị liệu, có thể dùng thêm vỏ núc nác, ké đầu ngựa, cam thảo dây, thổ phục linh mỗi vị 15g; kim ngân hoa, sinh địa mỗi vị 20g; sắc nấu uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 1 tiếng.
➥ Trĩ: Vỏ núc nác, ngủ bội tử, hoa kinh giới mỗi vị 12g; phèn phi 4g. Sắc lấy khoảng 300 – 400ml, rồi dùng thuốc này ngâm hậu môn hàng ngày.

5. Mua cây núc nác ở đâu uy tín nhất? – Địa chỉ bán cây núc nác uy tín chất lượng nhất
❥ Thảo Dược Thanh Bình một địa chỉ chuyên cung cấp các dược liệu cây thuốc nam tại TPHCM uy tín chất lượng, giá cả phải chăng.
❥ Ngoài việc bạn có thể mua CÂY NÚC NÁC ra thì tại Thảo Dược Thanh Bình bạn còn có thể mua dược liệu khác tương tự như: Quả kha tử, Chanh đào ngâm mật ong, Cỏ seo gà, Cây huyết đằng, Cây an xoa, Bán hạ,…
❥ Giá bán tốt nhất chỉ 140.000/kg
❥ Xem thêm cây thuốc nam khác: Bí đao nấu nước uống có tác dụng gì
=>> Tham khảo thêm về: thanh binh auto
Công ty TNHH Trà Thảo Dược Thanh Bình
Hotline: 0931 665 345 – 0963 665 345 – 0945 695 345 ( Mr Bình )
Địa chỉ: 119/24 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh