Củ cốt khí có tác dụng giảm đau, làm tan huyết ứ
➤ Củ cốt khí là một trong những dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, trấn thương, bầm máu do té ngã,…rất hiệu quả. Nếu bạn chưa biết về dược liệu này thì hãy theo dõi thông tin dưới đây về công dụng và cách dùng củ cốt khí nhé.
1. Đặc điểm về củ cốt khí
● Củ cốt khí còn được gọi là Hoạt huyết đan, Tử kim long, Ban trượng căn, Điền thất (miền nam),… Cây thường mọc hoang ở đồi núi, ve đường, bờ ruộng,… và cũng được trồng ở nhiều nơi để lấy củ làm thuốc, chủ yếu trồng bằng củ. Ở nước ta, cây cốt khí phân bố nhiều ở SaPa, Lào Cai,… Đây là loại cây sống nhiều năm, thân cây mọc thẳng, có chiều cao khoảng 0,5-1m, có cây cũng cao tới 2m. Trên thân và cành cây thường có những đốm màu tím hồng.
● Lá mọc so le, phiến lá có hình trứng, có cuống ngắn, đầu trên hơi thắt nhọn. Mặt trên của lá có màu xanh nâu đậm, còn mặt dưới thì có màu nhạt hơn
● Hoa cốt khí mọc thành chùm ở kẽ lá, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng.
● Quả khô có 3 cạnh và khi chín quả sẽ có màu nâu đỏ.
● Cây cho ra hoa vào khoảng tháng 8 – 9 và quả vào tháng 9 – 10.
● Rễ thường phình thành củ có màu vàng nâu. Rễ củ của cây cốt khí cũng chính là bộ phận được sử dụng làm dược liệu, vì đây là phần có chứa nhiều dược chất nhất.
● Củ được thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu (khoảng tháng 8 – 9), cũng có nơi thu hái vào các tháng 2 – 3. Sau khi thu hoạch củ đem về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, thái thành từng lát mỏng rồi đem đi phơi hay sấy khô.
● Vị thuốc củ cốt khí có mặt ngoài màu nâu vàng, khi bẻ hay cắt ngang dược liệu sẽ có màu vàng, mùi không rõ, vị hơi đắng nhẹ.

2. Công dụng của củ cốt khí mang lại cho sức khỏe
✠ Cốt khí củ có tác dụng hoạt huyết thông kinh, giảm đau, tiêu viêm, sát khuẩn, mạnh gân cốt.
✠ Hỗ trợ điều trị té ngã chấn thương, đau nhức xương khớp, phong tê thấp.
✠ Giúp cải thiện tình trạng mỏi lưng, mỏi gối, tê bì chân tay.
✠ Ngoài ra, đối với phụ nữ củ cốt khí còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng huyết ứ gây ra chậm kinh dẫn đến tình trạng đau bụng dưới.
✠ Dược liệu này còn giúp thanh nhiệt giải độc, điều trị viêm gan gây nóng trong, mụn nhọt.
3. Cách sử dụng củ cốt khí trong điều trị bệnh như sau
✦ Ứ máu, thương tích, đau bụng: 20g cốt khí củ, 30g lá móng. Đem 2 dược liệu sắc chung với 300ml nước, sắc đến khi lượng nước còn 150ml, thêm 20ml rượu hòa cùng thuốc sắc, chia ra 2 lần thuốc để uống trong ngày.
✦ Viêm gan cấp tính: Mỗi vị 15g gồm cốt khí củ, chút chít; 20g lá móng. Đem sắc nước uống, ngày chỉ cần dùng một thang. Kiên trì uống liên tiếp trong 3- 4 tuần lễ; hoặc có thể phối hợp cùng với các vị kim tiền thảo, tỳ giải, xa tiền tử mỗi loại 12-16g.
✦ Hoàng đản (viêm gan) do thấp nhiệt: Mỗi vị 20g gồm cốt khí củ, bạch hoa xà thiệt thảo, nhân trần, hy thiêm, kim tiền thảo, bán chi liên, đan sâm, hồng táo; mỗi vị 10g gồm hoạt thạch, phục linh; mỗi vị 6g gồm hoắc hương, cam thảo; 5g đại hoàng. Đem các dược liệu sắc chung với lượng nước vừa đủ, chia nước sắc thành nhiều lần uống hết trong ngày.
✦ Bỏng lửa, bỏng nước: Cốt khí củ và ít dầu lạc. Đem rán củ trong dầu lạc, sau đó để nguội dần và lấy dầu này thoa lên vết thương bị bỏng.
✦ Bầm máu do té ngã: Củ cốt khí, hồng hoa, nhũ hương, một dược, gia giảm liều lượng tùy theo từng trường hợp của bệnh. Đem sắc các dược liệu với nước, dùng uống trong ngày.
✦ Đau khớp do ứ huyết: Cốt khí củ, xuyên ngưu tất, tang ký sinh (cây tầm gửi), tần giao, phòng phong, ích mẫu thảo, gia giảm liều lượng tùy mức độ bệnh nặng nhẹ. Đem các dược liệu trên, đem sắc lấy nước uống.
✦ Tắc kinh, đau bụng kinh: Cốt khí củ, xuyên khung, đơn sâm, đương quy, ích mẫu thảo. Kiên trì sắc bài thuốc này uống đều đặn, ngày dùng khoảng 1 thang sắc uống để tình trạng bệnh được cải thiện.
✦ Ung nhọt, rắn độc cắn: Cốt khí củ, liên kiều, kim ngân hoa, bồ công anh. Các dược liệu đều dùng tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát và đắp lên da.
✦ Đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt: Cốt khí củ, đào nhân, ích mẫu, hồng hoa, kê huyết đằng, điều chỉnh liều lượng các vị theo từng trường hợp của bệnh. Sắc dược liệu uống, dùng mỗi ngày 1 thang.
✦ Phong tê thấp, đau xương khớp: Củ cốt khí, cây gối hạc mỗi vị 15g; mộc thông, cây bìm bìm mỗi vị 10g. Tất cả các dược liệu đem sắc chung với 4 chén nước, sắc cạn đến khi còn lại 2 chén chia làm 2 lần để uống trong ngày. Ngoài cách sắc thuốc uống thì còn có thể dùng các vị trên ngâm rượu uống cũng có tác dụng tương tự như sắc uống.
✦ Tụ máu, trấn thương: Củ cốt khí, huyết giác mỗi loại 15g, 2 vị rửa sạch rồi đem đun nước uống trong ngày. Hoặc có thể dùng dược liệu huyết giác, củ cốt khí mỗi loại 100g ngâm rượu để uống và xoa bóp chỗ bị thương.
✦ Đau nhức do phong thấp: Củ cốt khí 15g, cây cỏ xước 8g, hy thiêm thảo 8g, đơn gối hạc 12g, uy linh tiên 6g. Tất cả dược liệu đem sao vàng, sắc chung với 1 lit nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút là có thể uống được. Nên duy trì bài thuốc này trong khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
*** Lưu ý:
✦ Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú và người bệnh bị rong kinh thì không được dùng củ cốt khí.
✦ Tránh dùng đồng thời dược liệu củ cốt khí với thuốc chống đông máu và thuốc co mạch.

4. Mua củ cốt khí ở đâu uy tín nhất? – Địa chỉ bán củ cốt khí uy tín chất lượng nhất
❥ Thảo Dược Thanh Bình một địa chỉ chuyên cung cấp các dược liệu cây thuốc nam tại TPHCM uy tín chất lượng, giá cả phải chăng.
❥ Ngoài việc bạn có thể mua CỦ CỐT KHÍ ra thì tại Thảo Dược Thanh Bình bạn còn có thể mua dược liệu khác tương tự như: Lá dứa, Bạc hà, Tía tô, Ngũ vị tử, Hoa cúc khô, Nụ hoa hồng, Hoa tam thất, Hoa atiso…
❥ Giá bán tốt nhất chỉ 150k/kg
❥ Xem thêm cây thuốc nam khác: Cách sử dụng quả kha tử
=>> Tham khảo thêm về: thanh binh auto
Công ty TNHH Trà Thảo Dược Thanh Bình
Hotline: 0931 665 345 – 0963 665 345 – 0945 695 345 ( Mr Bình )
Địa chỉ: 119/24 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh