0963665345

Lá bàng non [hình ảnh, công dụng] mua ở đâu uy tín chất lượng nhất ?

Công dụng của lá bàng non trong điều trị sâu răng, nhiệt miệng

 

➤ Cây bàng không còn xa lạ gì đối với chúng ta vì chúng có ở khắp mọi nơi. Cây thường được trồng để làm cảnh, lấy bóng mát. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngoài những công dụng đó ra, cây bàng còn có khả năng chữa bệnh từ lá của nó. Bài viết sau đây Thảo Dược Thanh Bình sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng và cách sử dụng của lá bàng non.

 

1. Một số đặc điểm của lá bàng non

➥ Cây bàng là loại cây thân gỗ, chiều cao có thể lên tới 25m, tán cây thường mọc xòe ra như dạng vòng có thể che bóng mát.

➥ Lá bàng rất to, có dạng hình trái xoan ngược hoặc như cái thìa, đầu tròn, mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới của lá thì có lông.

➥ Hoa bàng mọc nhiều là hoa đơn tính (hoa đực và hoa cái được mọc lên cùng một cây), có màu trắng, trên cuống có lông. Hoa thường nở vào mùa hè, hoa nhỏ, mọc ở những nách lá, không có cánh.

➥ Quả bàng có dạng hình bầu dục trơn, nhẵn dẹt, đầu hơi nhọn, cơm có màu vàng đỏ và có xơ. . Khi còn non, quả có màu xanh lục nhưng khi quả chín sẽ ngả sang màu vàng, sau cùng là chuyển sang màu đỏ. Bên trong quả có chứa hạt, bên trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. Mùa ra quả là vào tháng 8-10.

 

2. Sự phân bố và cách thu hái chế biến của lá bàng

✿ Ở Việt Nam, cây bàng thường được trồng ở khắp mọi nơi, thường thấy ở các khu vực trường học, công viên, vỉa hè, bệnh viện, vườn nhà, bãi đất hoang,…

✿ Lá bàng được thu hái quanh năm, sau khi hái về rửa sạch là có thể dùng được.

 

Lá bàng non Thảo Dược Thanh Bình
Lá bàng non Thảo Dược Thanh Bình

 

3. Công dụng của lá bàng non mang lại

✤ Theo nghiên cứu khoa học cho thấy trong lá bàng có chứa nhiều hoạt chất flavonoid, chất tanin, phytosterol,… những chất này có khả năng hỗ trợ làm mau lành vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm, chống mưng mủ, giúp vết thương mau khô.

✤ Một số công dụng của lá bàng non được ghi nhận trong cuốn sách về “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. TS Đỗ Tất Lợi, xuất bản vào năm 1983 như sau:

– Lá bàng hỗ trợ điều trị viêm họng, ho khan.

– Hỗ trợ chữa nhiệt miệng, sưng nướu, viêm loét.

– Vết thương ngứa, bỏng xăng có mủ ở chân, lên da non.

– Trị mụt nhọt, vết thương mưng mủ, chứng ra mồ hôi, tê thấp

– Ngoài ra, còn dùng điều trị lỵ, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến ở nữ giới.

 

4. Cách sử dụng lá bàng non

Cảm sốt: Lá bàng 15g (rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô) trộn đều với kinh giới 10g, bạc hà 12g, trần bì (vỏ quýt) 10g. Đem các nguyên liệu trên sắc nước uống, uống 1 lần khi thuốc đang còn nóng ấm, đắp chăn cho đổ mồ hôi.

Cảm sốt kèm theo nhức đầu: Lá bàng khô 15g, trần bì (vỏ quýt) 10g, lá hoắc hương 5g, 3 lá gừng tươi. Đem tất cả các dược liệu sắc lấy nước uống, ngày uống 2 lần trước khi ăn 15 phút, uống lúc thuốc còn nóng ấm.

Điều trị mụn nhọt, vết thương mưng mủ: Lá và búp bàng đem rửa sạch, đun sôi với nước. Sau đó, để nguội bớt rồi cho vào ngâm vết thương trong 20 phút (chất tamin có trong lá bàng sẽ giúp sát khuẩn và hút hết mủ ra ngoài). Nếu vết thương ở những vùng không thể ngâm thì bạn giã nát lá và búp bàng non đun sôi, dùng hỗn hợp này đắp lên vị trí vết thương.

Điều trị nhiệt miệng: Lấy 1 nắm lá bàng non rửa sạch, cho vào nồi rồi đổ nước ngập qua lớp lá bàng rồi đun sôi, để nhỏ lửa khoảng chừng 30 phút. Vớt phần lá bỏ đi, cho phần nước thu được vào bình giữ nhiệt. Dùng nước lá bàng ngậm nhiều lần trong ngày cho đến khi khỏi hẳn. Trong những ngày ngậm nước này, răng miệng của bạn sẽ vàng do nhựa lá bàng tiết ra. Sau khi khỏi nhiệt miệng, không ngậm nước lá bàng nữa thì sẽ tự hết.

Đau dạ dày (cách dùng này chỉ có tác dụng hiệu quả trong một giai đoạn nào đó): Lấy 1 nắm lá bàng non, rửa sạch có thể cắt nhỏ lá hoặc để nguyên đều được. Cho lá bàng vào nồi đun cho sôi cùng với khoảng 2 lít nước. Đợi sau khi sôi thì vớt bỏ bã lấy phần nước đổ vào bình giữ nhiệt. Uống nước lá bàng này hằng ngày, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau giảm rõ rệt chỉ trong vòng 1 tháng.

Viêm họng: Lấy 7 – 10 lá bàng, ¼ muỗng cà phê muối hạt, 250ml nước. Cho các nguyên liệu trên vào máy xay, xay nhuyễn trong 5 phút rồi lọc lấy nước bỏ phần bã. Phần nước lọc được bỏ vào bình, rồi bỏ vào tủ lạnh dùng dần (250ml có thể dùng trong vòng 1 tuần, trước khi sử dụng bạn nhớ lắc đều hỗn hợp).

– Ngày đầu tiên thì cứ 4 tiếng bạn súc miệng với nước lá bàng 1 lần, những này sau đó thì chỉ cần súc miệng 1 lần trước khi đi ngủ. Chú ý: Không nên đánh răng hay súc lại miệng bằng nước. Nếu trường hợp bạn không có máy xay thì có thể cắt nhỏ hoặc vò nát rồi đun sôi lá bàng, súc miệng như trên.

Điều trị sâu răng, hôi miệng, viêm nướu: Đun nấu nước lá bàng non với 1 lít nước, còn 1 chén nhỏ là được, dùng nước này để súc miệng. Ngày dùng nước lá bàng súc miệng khoảng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối.

Bệnh phụ khoa: Lá bàng bánh tẻ dùng khoảng 10 – 15 lá, rửa sạch cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước, cho thêm khoảng 3 muỗng cà phê muối. Đun thật kỹ trong vòng 30 phút để chất tamin có trong lá bàng được tiết ra hẳn.

– Sau khi đun xong nước, để nguội, dùng khăn bông mềm và sạch thấm nước lá bàng đã đun lau rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín. Thực hiện như vậy trong 3 – 5 lần/tuần.

– Cách 2: Tương tự như cách trên nhưng bạn sẽ dùng hơi ấm của nước để xông vùng kín. Khi xông ngồi cách miệng thau hoặc chậu nước khoảng 5 – 8cm, để tránh bị bỏng.

– Cách 3 (bơm nước nấu lá bàng vào vùng kín): 10 lá bàng non, đem rửa sạch, cho vào ấm hoặc nồi cùng với 1 lít nước và 2 muỗng muối trắng. Đun nước lá bàng trong vòng 15 phút thì tắt bếp, và để nguội. Dùng xi lanh bơm trực tiếp nước lá bàng trên vào âm đạo, ngày làm như vậy 3 lần, mỗi lần bơm nước khoảng 4 – 5cc. Thời gian sử dụng lá bàng chữa bệnh bạn không nên quan hệ để đạt được kết quả tốt nhất.

Viêm loét: Lá bàng non, liều lượng tùy vào vết thương nhiều hay ít. Rửa sạch lá rồi cho vào nồi đun sôi, rồi sau tiếp tục vặn nhỏ lửa để khoảng 30 phút. Sau đó bạn ngâm vết loét vào nước đã nguội bớt và còn ấm, dùng khăn sạch lau khô hoặc có thể để tự khô rồi bôi thêm thuốc theo đơn bác sĩ kê.

Vết thương ngứa, lên da non: Đun nước lá bàng rồi dùng rửa, như rửa vết thương, ngày rửa 2 lần sẽ khỏi hẳn.

Điều trị bỏng xăng có mủ ở chân: Mỗi ngày đun 2 xô nước lá bàng, ngâm lúc lắc chân trong đó, mủ sẽ tự ra, vết thương sẽ khỏi từ từ.

Viêm da cơ địa: 5 – 7 lá bàng non, rửa sạch, cho thêm muối vào ngâm lá trong 20 phút cho sạch hết bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó, cho lá vào nồi đun trong khoảng 10 phút, đun đến khi nước sôi thì tắt bếp.

– Đợi đến khi nước lá bàng nguội dần rồi ngâm vùng da bị viêm, hoặc tắm trực tiếp với nước lá bàng để sát khuẩn chỗ bị bệnh.

– Mỗi ngày có thể dùng nước lá bàng ngâm rửa 2 lần, hoặc tắm hàng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Chàm ở trẻ nhỏ: Tắm cho bé bằng nước lá bàng đã qua đun sôi, hòa thêm với nước lã, thực hiện đều đặn vài lần như vậy sẽ bệnh sẽ khỏi.

– Ngoài ra bạn cũng có thể lấy búp bàng rửa sạch, thêm 1 ít muối tinh rồi giã nát, chỉ vắt lấy nước cốt. Sau đó dùng một chiếc khăn sạch thấm vào, rồi bôi vào vết chàm của bé. Dùng đều đặn từ 3 – 4 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

 

Lá bàng non Thảo Dược Thanh Bình
Lá bàng non Thảo Dược Thanh Bình

 

5. Mua lá bàng non ở đâu uy tín nhất? – Địa chỉ bán lá bàng non uy tín

❥ Thảo Dược Thanh Bình một địa chỉ chuyên cung cấp các dược liệu cây thuốc nam tại TPHCM uy tín chất lượng, giá cả phải chăng.

❥ Ngoài việc bạn có thể mua LÁ BÀNG NON ra thì tại Thảo Dược Thanh Bình bạn còn có thể mua dược liệu khác tương tự như: Lá trầu không, lá muồng trâu, cây hoàn ngọc, cây thuốc bỏng, đương quy, dây đau xương, hạt cau,…

❥ Giá bán tốt nhất chỉ 80.000/kg

❥ Xem thêm cây thuốc nam khác: Uống hạt chia có tốt không?

Công ty TNHH Trà Thảo Dược Thanh Bình

Hotline: 0931 665 345 – 0963 665 345 – 0945 695 345 ( Mr Bình )

Địa chỉ: 119/24 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *