Khám phá công dụng của ma hoàng trong điều trị bệnh
➤ Ma hoàng thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ giảm ho, điều trị hen suyễn, viêm phế quản, đau dầu, cảm lạnh,… rất hiệu quả. Vậy ngoài những công dụng này thì ma hoàng còn có công dụng gì? Thì mời bạn tham khảo thêm thông tin dưới đây về vị thuốc này của Thảo Dược Thanh Bình nhé!
1. Giới thiệu về ma hoàng
✠ Ma hoàng còn được gọi là Ma hoàng chích mật, Ty diêm, Cẩu cốt, Trung hoàng tiết thổ, Ty tướng, Trung ương tiết thổ, Tịnh ma hoàng, Long sa,… Dược liệu ma hoàng vẫn chưa thấy ở nước ta, chúng ta còn phải nhập vị thuốc từ Trung Quốc.
✠ Dược liệu này được chia thành các loại như sau: Mộc tặc ma hoàng, Thảo ma hoàng và Trung ma hoàng.
– Mộc tặc ma hoàng, thân cây mọc thẳng đứng, có màu xanh xám hoặc trắng nhạt, có chiều cao khoảng 2m. Thân cây có các đốt dài chừng 1 – 3 cm. Lá có màu tím. Quả hình cầu. Tuy nhiên, hoa đực và hoa cái của cây thường mọc ở cành khác nhau.
– Thảo ma hoàng thuộc cây thân thảo, thân mọc thẳng đứng, có chiều cao khoảng 30 – 70 cm. Thân chia dài hơn 3-6cm và trên thân cây của thảo ma hoàng còn có nhiều rãnh dọc. Lá cây mọc đối xứng hoặc mọc vòng, đầu lá nhọn và hơi cong, phía trên của lá có màu tro trắng, phía dưới thì có màu hồng nâu nhạt. Quả có màu đỏ.
– Trung ma hoàng có chiều cao và đốt dài gần giống như cây thảo ma hoàng. Tuy nhiên cành trung ma hoàng có đường kính to hơn chừng 2mm, còn thảo ma hoàng thì khoảng 1.5mm.
– Bộ phận được sử dụng làm dược liệu của cây là thân cây. Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.
✠ Thân cây sẽ được thu hoạch vào cuối mùa thu. Bỏ phần lá, chỉ lấy phần thân, sau đó đem phơi khô cất dùng dần. Hoặc cũng có thể bào chế dược liệu ma hoàng theo những cách sau:
✠ Cắt thành từng khúc chừng 1 – 2cm và dùng sống. Hoặc tẩm cùng với giấm/ mật sao qua để dùng dần. Ma hoàng sẽ được sao tẩm cũng với mật ong với tỷ lệ 100kg ma hoàng và 20kg mật ong.
✠ Tẩm mật, sao: Đầu tiên cho 1 ít nước vào mật, khuấy đều và đun sôi. Sau đó trộn đều dược liệu ma hoàng (đã được làm sạch và thái khúc) với nước mật, sao nhỏ lửa cho đến khi không còn dính tay là được.
✠ Cắt bỏ phần rễ cây, sau đó đem đi nấu cho sôi, vớt bỏ bọt và dùng.
✠ Ma hoàng nếu bỏ đốt có khả năng làm cho ra mồ hôi tương đối mạnh.
✠ Nếu không bỏ đốt thì tác dụng này sẽ yếu hơn.
✠ Chích mật thì sẽ có tác dụng làm cho ra mồ hôi tương đối nhẹ.
✠ Rễ ma hoàng cũng có thể được sử dụng để làm thuốc.

2. Công dụng của ma hoàng tốt như thế nào đối với sức khỏe ?
➠ Ma hoàng là vị thuốc được sử dụng trong cả Đông Y và Tây Y. Tây y chủ yếu sử dụng chất ephedrin được chiết xuất từ ma hoàng, còn Đông Y thì dùng toàn cành phơi khô.
➠ Theo Đông y, dược liệu ma hoàng có vị cay, đắng, tính ấm. Quy vào 4 kinh đó chính là kinh tâm, kinh phế, kinh bàng quang và kinh đại trường.
➠ Dược liệu có tác dụng trong điều trị cảm lạnh, làm ra mồ hôi, trừ đờm, giảm ho, lợi tiểu tiện.
➠ Hỗ trợ điều trị ho lâu năm, hen suyễn, viêm phế quản, viêm khí quản.
➠ Dược liệu này còn được sử dụng để điều trị chứng phát ban, đau xương khớp.
➠ Ngoài ra, ma hoàng còn giúp điều trị trúng phong, thương hàn, đau đầu, chứng hay ngủ, phù thũng, tiêu xích ban độc, phá tích tụ.
3. Cách sử dụng ma hoàng trong chữa bệnh như sau
✦ Liều dùng khoảng 05 – 10g, ma hoàng thường được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Giảm liều lượng đối với người bệnh bị suy nhược, liều cao để điều trị chứng đau khớp do phong thấp.
✦ Hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, lao: Ma hoàng 5g, bán hạ 2g, tế tân 3g, ngũ vị tử 1g. Các vị thuốc đem sắc cùng với 600ml nước, sắc cạn còn 200ml, chia thuốc ra làm 3 lần uống trong ngày.
✦ Viêm khí quản, hen suyễn, cảm mạo: Dùng “Ma hoàng thang”: Mỗi vị 8g gồm ma hoàng, hạnh nhân; 6g quế chi; 4g cam thảo. Sắc các dược liệu chung với 600ml nước, sắc đến khi cạn còn 200ml là được. Chia thuốc đã sắc ra làm 3 lần uống hết trong ngày.
✦ Ho suyễn: Ma hoàng 6g, hạnh nhân 10g, cam thảo 3g, đun sắc dược liệu lấy nước uống.
✦ Ho suyễn, viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp gây sốt cao, khát nước: Mỗi vị 8g gồm ma hoàng, bách bộ, cam thảo, hạnh nhân; mỗi vị 12g gồm cát cánh, hoàng cầm; 20g thạch cao. Sắc các dược liệu trên lấy nước uống, mỗi ngày sắc khoảng 1 thang.
✦ Ho gà: Ma hoàng 4g, hạnh nhân 12g, trần bì 6g, bách bộ 8g, cam thảo 4g. Sắc các vị thuốc lấy nước uống trong ngày.
✦ Ho gà, hen phế quản, viêm phế quản cấp tính: Mỗi vị 6g gồm ma hoàng, trần bì, hạnh nhân, bối mẫu; mỗi vị 12g gồm cát cánh, tiền hồ, thạch cao và 4g cam thảo. Đem các dược liệu sắc cùng với 300ml nước, sắc đến khi cạn còn lại 100ml là được. Bài thuốc dùng cho trẻ dưới 5 tuổi. Nếu dùng cho trẻ lớn hoặc người trưởng thành thì nên tăng liều lượng của các vị.
✦ Cảm phong hàn do lạnh, không có mồ hôi, đau đầu: “Ma quế thang”: Mỗi loại 8g gồm ma hoàng, đương quy, trần bì, chích thảo; 12g quế chi; 3 lát gừng sống. Đem các vị thuốc trên đi sắc để lấy nước uống.
✦ Ra mồ hôi nhiều: Mỗi vị 8g gồm rễ ma hoàng, phù tiêu mạch; 12g hoàng kỳ; 16g mẫu lệ. Tán các dược liệu thành bột uống 20g/ngày hoặc cũng có thể sắc lấy nước uống 1 thang/ngày.
✦ Suy nhược cơ thế, nhịp tim không đều có ngoại tâm thu: 6g ma hoàng; mỗi vị 12g gồm cam thảo, đảng sâm, mạch môn; 8g đại táo; 10g a giao; 4g gừng. Sắc thuốc uống mỗi ngày khoảng 1 thang.
✦ Viêm mũi dị ứng: 6g ma hoàng; mỗi vị 12g gồm bạch thược, hoàng kỳ, ké đầu ngựa; mỗi vị 8g gồm bán hạ chế, khương hoạt; mỗi vị 4g gồm gừng khô, cam thảo, tế tân, ngũ vị tử; 16g đảng sâm; 6g quế chi. Các vị thuốc trên đem đi sắc uống mỗi ngày 1 thang.
✦ Chứng ngoại cảm phong hàn (cảm cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp): Ma hoàng 6 – 12g, cam thảo 2 – 4g, hạnh nhân 6 – 12g, quế chi 4 – 8g. Sắc các dược liệu trên lấy nước uống, ngày sắc chừng 1 thang uống.
✦ Viêm cầu thận dị ứng do lạnh, hơi suyễn, sợ gió, phù ở mặt và nửa người trên, tiểu tiện sẻn: Mỗi vị 12g gồm ma hoàng, sinh khương; 24g thạch cao sống; 6g chích cam thảo; đại táo 4 quả. Sắc nước uống, ngày chừng 1 thang.
✦ Đau bụng, chảy máu không dứt ở sản hậu: Ma hoàng đem đốt cháy, sau đó dùng dược liệu uống cùng với rượu. Dùng uống 2 – 3 lần/ ngày thì huyết sẽ được ra hết.
✦ Đau do lạnh và phong tý: 150g ma hoàng (bỏ rễ), 60g quế tâm. Đem 2 vị ngâm chung với 1 lít rượu. Mỗi lần uống chỉ cần lấy khoảng 1 thìa canh (nên hâm nóng thuốc trước khi uống), uống cho ra mồ hôi sẽ hết đau nhức.
✦ Đau vai gáy: Mỗi vị 8g gồm ma hoàng, quế chi, bạch chỉ, phòng phong; 12g đại táo; 6g cam thảo; 4g gừng. Sắc dược liệu cùng với nước uống, mỗi ngày sắc 1 thang.
✦ Đau cơ, đau khớp: Mỗi vị 4g gồm ma hoàng, bạch truật đương quy; mỗi vị 3g gồm thược dược, quế chi; 2g cam thảo; ý dĩ nhân (8 – 10g). Sắc lấy nước ngày 1 thang.
✦ Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp: Mỗi vị 36g gồm ma hoàng, cương tàm, một dược, ngưu tất, nhũ hương, cam thảo, toàn yết, thương truật; 300g mã tiền tử.
– Lấy dược liệu một dược và nhũ hương bỏ lên miếng ngói sao bỏ dầu.
– Mã tiền thì đem nấu cùng với 300g đỗ xanh đến khi đỗ xanh nứt ra thì lấy mã tiền ra, bóc vỏ đen, cắt thành lát mỏng và đem đi phơi khô, sau đó sao dược liệu thành màu vàng đen.
– Các vị thuốc còn lại đem bỏ vào nồi đất, sao vàng.
– Sau cùng là đem tất cả các dược liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần uống chỉ cần lấy khoảng 0.5 – 1g uống chung với rượu trước khi ngủ (sau khi dùng thuốc cần tránh gió). Nếu cho người cao tuổi và người có cơ thể bị suy yếu dùng thì nên gia giảm liều lượng.

4. Mua ma hoàng ở đâu uy tín nhất? – Địa chỉ bán ma hoàng uy tín chất lượng nhất
❥ Thảo Dược Thanh Bình một địa chỉ chuyên cung cấp các dược liệu cây thuốc nam tại TPHCM uy tín chất lượng, giá cả phải chăng.
❥ Ngoài việc bạn có thể mua MA HOÀNG ra thì tại Thảo Dược Thanh Bình bạn còn có thể mua dược liệu khác tương tự như: Cây muối, Cây lá hen, Xuyên bối mẫu, Ngũ vị tử, Dây đau xương, Đạm trúc diệp,…
❥ Giá bán tốt nhất chỉ 300k/kg
❥ Xem thêm cây thuốc nam khác: Khử mùi hôi bằng long não kết tinh
Công ty TNHH Trà Thảo Dược Thanh Bình
Hotline: 0931 665 345 – 0963 665 345 – 0945 695 345 ( Mr Bình )
Địa chỉ: 119/24 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh