Trái tràm có tác dụng gì đối với sức khỏe ?
➤ Trái tràm là một trong loại trái được nhiều bạn trẻ biết đến bởi vẻ về ngoài có nó có thể trang trí khắc tên làm móc khóa rất đẹp. Nhưng ít ai biết rằng trái này còn được dùng chữa bệnh rất hiệu quả. Để giúp bạn hiểu hơn về thông tin của dược liệu này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.
1. Đặc điểm về cây tràm
✦ Cây tràm hay còn được gọi là cây đậu dẹt, bàm bàm…, là dạng cây leo to thân gỗ, họ đậu dẹt.
✦ Lá kép 2 lần lông chim, lá có tua cuốn chẻ thành hai ở đầu cuống chung.
✦ Hoa của cây tràm có màu trắng nhạt, mọc thành bông, có ít hoa mọc ở kẽ lá.
✦ Quả tràm có chiều dài trung bình 50cm, có khi lên tới 1m, rộng 5 – 7 cm, thường thắt lại giữa các hạt. Hạt tràm nhẵn, dày, tròn dẹp, có màu nâu đen, vỏ hạt dày và cứng như sừng.
✦ Khi quả chín, quả sẽ tự nứt theo rãnh của các hạt, rồi rụng trơ nội bì. Lớp nội bì này dày cứng, hiện rõ từng khung có chứa hạt, phải mất thời gian dài khung này mới rơi rụng. Đến khi khung quả mục thì mới lộ hạt ra.
✦ Vì vậy, việc nẩy mầm đối với các hạt khá là khó khăn, cho nên loại này đang bị xếp vào trong hàng hiếm. Lại còn là loại cây thường mọc bên bờ sông suối nên khi hạt rơi rụng bị trôi theo dòng nước cũng là lý do làm cho loại cây ngày càng hiếm hơn.
✦ Nhờ vào lớp vỏ cứng và nâu bóng của hạt, mà nó có thể dùng trong mỹ nghệ chạm khắc chữ thư pháp hoặc làm trang sức quà lưu niệm,…Bên cạnh đó loại trái này cũng được nghiên cứu trong Đông Y để chữa bệnh.

2. Công dụng của trái tràm trong điều trị bệnh
● Trái tràm thường xuất hiện trong các bài thuốc điều trị đau bụng kinh cho phụ nữ. Người có kinh nguyệt không đều, bị đau bụng dưới hoặc đau ngang thắt lưng, tức ngực sau sinh nên sử dụng loại trái này để giảm triệu chứng.
● Dược liệu còn có tác dụng giảm đau, phòng chống cơn co giật là do nó có chứa chất saponin là chủ yếu và một số chất khác.
● Quả tràm còn được dùng trong việc lợi tiểu. Các chứng như tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần có thể sử dụng loại quả này để điều trị.
● Ngoài trái tràm ra thì các bộ phận khác cũng được sử dụng như:
– Dây tràm có tác dụng hỗ trợ giảm cơn đau do thấp khớp gây ra, đau lưng, chân tay nhức mỏi ở người già.
– Vỏ cây tràm có thể chữa bệnh ghẻ, lở ngứa da.
– Đặc biệt hơn, trái tràm còn rất tốt trong việc chữa bệnh đau do viêm dạ dày hay đau do thoát vị.
3. Cách sử dụng trái tràm trong chữa bệnh
➥ Cây tràm được xem là trong những dược liệu có tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả, mang lại sức khỏe tốt, nhưng không phải ai cũng biết đến cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
➥ Dưới đây là một số cách sử dụng dược liệu này:
✤ Đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt: Quả tràm khô sao vàng tán nhỏ 500g; lá quao, dây cứt quạ, cây cỏ mực, ké đầu ngựa mỗi loại 1kg; trần bì (vỏ quýt) 100g; gừng 5 lát; ngải cứu 0,5kg. Cho tất cả các dược liệu trên nấu cùng 1 lít nước, (ngoại trừ bột quả tràm) đun sôi nhỏ lửa, thêm 3 lần nước. Đến khi thấy nước sền sệt thành cao thì cho bột quả tràm vào, khuấy đều. Sau đó đổ cao thuốc vào chai cất dùng dần. Mỗi lần uống từ 1 – 3 muỗng cà phê cao. Ngày/2 lần lúc bụng đói, uống liên tiếp vài ngày sẽ thấy kết quả bài thuốc đem lại.
✤ Cắt cơn nóng sốt kèm co giật nhẹ: Quả tràm (đốt cháy đen), rễ lài dưa (sao vàng) mỗi vị 100g. Đem trộn 2 vị thuốc trên với nhau rồi tán nhỏ. Mỗi lần uống lấy từ 1 – 2 muỗng cà phê, ngày 2 lần, pha cùng nước nóng.
✤ Bệnh ghẻ: Vỏ cây tràm đem giã nát, ngâm với nước. Tắm và xát phần vỏ tràm lên da. Dùng liên tục bài thuốc trong 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
✤ Vệ sinh cơ thể hàng ngày: Có thể dùng nước vỏ tràm để thay thế xà phòng để tắm gội hàng ngày.
– Cách dùng: Vỏ tràm thu hái đem về đập nát, phơi hoặc sấy khô. Mỗi lần dùng lấy một lượng vừa đủ rồi ngâm với nước. Khi ngâm với nước sẽ có màu nâu đỏ.
✤ Tức ngực sau sinh: Phụ nữ sau sinh thường xuất hiện các triệu chứng như tức ngực, khó thở. Trái tràm sẽ là một trong những dược liệu thích hợp giúp bạn cắt đứt tình trạng này.
– Cách dùng: Trái tràm đem đốt cháy đen 100g, rễ cây là sao vàng với rượu 100g, đem 2 vị tán thành bột mịn, bỏ vào hủ cất dùng dần. Mỗi ngày dùng từ 1 – 2 muỗng nhỏ, ngày/2 lần.
✤ Rắn cắn: Nếu không may bị rắn cắn bạn cần hết sức bình tĩnh để xử lý vết thương trước. Đầu tiên là cần ngăn nọc độc rắn đi vào cơ thể, làm sạch vết thương. Sau đó dùng 20g trái tràm tán thành bột mịn rồi đắp lên vết thương. Để chắc chắn thì bạn nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để xử lý kỹ vết rắn cắn.

4. Mua trái tràm ở đâu uy tín nhất? – Địa chỉ bán trái tràm uy tín chất lượng nhất
❥ Thảo Dược Thanh Bình một địa chỉ chuyên cung cấp các dược liệu cây thuốc nam tại TPHCM uy tín chất lượng, giá cả phải chăng.
❥ Ngoài việc bạn có thể mua TRÁI TRÀM ra thì tại Thảo Dược Thanh Bình bạn còn có thể mua dược liệu khác tương tự như: Dây gắm, Lá muồng trâu, Thanh hao hoa vàng, Ích mẫu, Hương phụ,…
❥ Giá bán tốt nhất chỉ 200k/Kg
❥ Xem thêm cây thuốc nam khác: Củ sen trị ho thanh nhiệt
=>> Tham khảo thêm về: Thanh binh auto
Công ty TNHH Trà Thảo Dược Thanh Bình
Hotline: 0931 665 345 – 0963 665 345 – 0945 695 345 ( Mr Bình )
Địa chỉ: 119/24 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh